Start planning your trip
Từ điển từ ngữ tiếng nhật "Miko"
Những cô gái làm việc và phục vụ ở đền thờ được gọi là "Miko". Có lẽ nhiều du khách nước ngoài cũng đã biết hình ảnh Miko. Bài viết này giới thiệu về Miko bí ẩn trong bộ trang phục đỏ trắng, và nơi mà du khách có thể trải nghiệm làm Miko.
Đôi nét về Miko
Miko được biết đến là những cô gái trẻ chuyên phục vụ công việc trong các đền thờ ở Nhật Bản.
Từ thời xa xưa, Miko đảm nhiệm vai trò quan trọng trong đạo Shinto và làm các công việc như nhảy múa vũ điệu truyền thống Kagura, thực hiện các nghi lễ cầu nguyện, ra quẻ bói, làm nhà tiên tri, truyền đạt ý chỉ của thần linh.
Cho đến ngày nay, Miko vẫn đang giữ vai trò hỗ trợ công việc ở đây như là múa hát nhạc truyền thống Kagura. Ngoài ra Miko còn được gọi với các tên như Miko (Fujo), Mai-hime, Mikan ko.
Làm thế nào để trở thành Miko
Trong số các Miko cũng có người có tư cách và phẩm chất để làm công việc này nhưng về cơ bản không cần những tư cách, phẩm chất đặc biệt. Những Miko làm việc toàn bộ thời gian ở những đền lớn thì được gọi là "Miko chuyên nghiệp", cũng có nhiều trường hợp người phục vụ trong đền là những người quen hoặc là con gái của quản lý đền.
Tuy nhiên, nếu đơn thuần muốn trở thành Miko thì chỉ cần là một cô gái chưa kết hôn khỏe mạnh, có tâm hồn trong sáng. Độ tuổi nghỉ hưu của Miko là khoảng nửa cuối độ tuổi 20 (ngoài 25 tuổi). Những Miko chuyên nghiệp sau khi nghỉ sẽ mặc váy Hakama màu xanh tím than, làm công việc văn thư hoặc hướng dẫn nhảy múa điệu múa truyền thống Kagura.
Vào thời điểm bận rộn như Tết thì đền có tuyển nhiều Miko làm bán thời gian, được gọi là "Jokin" hoặc "Jomu". Gần đây, khách du lịch nước ngoài cũng đang tăng cao nên những Miko có thể nói tiếng Anh cũng rất được coi trọng.
Trang phục của Miko
Người ta gọi trang phục màu trắng mà Miko mặc là "áo trắng (hakue, byakue, shiranugi)", và trang phục màu đỏ như quần là "váy Hibakama (Hibakama)". Khi làm lễ hoặc khi biểu diễn các điệu múa Miko-mai và Kagura thì sẽ mặc một áo trắng mỏng "Chihaya". Ngoài ra, mái tóc được buộc gọn gàng ra đằng sau bằng một loại giấy Nhật bản là Takenaga và Mizuhiki (các sợi dây màu sắc bằng giấy) cũng là một nét đặc trưng.
Khi có nghi lễ đặc biệt người ta sẽ trang trí ở phần đầu bằng các kẹp hoa (hanakanzashi) và các mũ đội đầu, nhưng đây có lẽ là xuất phát từ căn nguyên xa xưa: con người đã vận dụng sức mạnh của cây cối (tự nhiên) nên đã cài lên đầu những bông hoa và cành cây nhỏ. Dụng cụ mà các Miko sử dụng khi biểu diễn múa gọi là "Torimono" có 9 loại: cành lá, que được làm bằng giấy, gậy sắt, cỏ tre, cung tên, gươm, môi gỗ, loại dây cây leo, có những đền sử dụng cả chuông, quạt, khay. Tùy vào mùa, khu vực và từng đền các chi tiết nhỏ trên trang phục của Miko sẽ khác nhau, nên sẽ không có "trang phục chính thức của Miko". Khi làm việc tại đền thờ các Miko không được phép sử dụng: cắt móng tay, mỹ phẩm, đồng hồ, vòng đeo tai.
Có thể trải nghiệm thành Miko?
Đền Amagasaki Ebisu ở thành phố Amagasaki, tỉnh Hyogo có tổ chức buổi "trải nghiệm Miko" dành cho khách du lịch nước ngoài để giúp du khách có thể cảm nhận được đền thờ, đạo Shinto và văn hóa Nhật Bản (cần đăng ký trước). Ngoài ra, một số các đền thờ lớn và nổi tiếng có nhận người nước ngoài để trải nghiệm Miko và làm bán thời gian. Gần đây, tôi có nghe được thông tin hướng tới Olympic Tokyo để thu hút khách nước ngoài nên có đền thờ ở Tokyo đang lên kế hoach về việc thử trải nghiệm Miko. Các bạn hãy thử tìm hiểu nhé!
Đền thờ Amagasaki Ebisu
3 Chome-82 Kanda Nakadori, Amagasaki-shi, Hyogo-ken
Điện thoại: 06-6411-3859
Số Fax :06-6409-4088
日本への訪日外国人の方が、もっと増えますように!