Start planning your trip
Từ điển từ ngữ tiếng Nhật "Torii"
Torii là công trình kiến trúc giống như cánh cổng trước đền thần mà các bạn sẽ thấy ngay khi đi lễ ở đền. Bài viết này giải thích tại sao các đền thần lại có cổng Torii, ý nghĩa của cổng là gì,...đồng thời giới thiệu 1 số ngôi đền có cổng Torii đặc thù.
Torii là gì?
Đây là chiếc cổng được xây ngay lối vào của các đền thần.
Thông thường gồm có thanh gỗ ngang dài hơn khoảng cách giữa 2 trụ, được đặt phía trên 2 trụ, phía dưới lại đặt 1 thanh gỗ nằm ngang nữa để nối 2 trụ. Người ta thường đếm là "1 cổng, 2 cổng", nếu có nhiều cổng Torii trên 1 con đường dẫn vào đền thì sẽ được đánh số từ ngoài cùng vào "Cổng Torii số 1, cổng Torii số 2,..."
Ý nghĩa của Torii
Đền thần là không gian nơi có thần linh cư ngụ. Torii được xem là ranh giới phân chia giữa vùng đất của các vị thần và thế giới trần tục của con người. Tức là có thể nói Torii là lối vào với thế giới thần linh.
Nguồn gốc Torii
Nguồn gốc Torii có nhiều giả thuyết. Giả thuyết có sức thuyết phục nhất là có nguồn gốc từ thần thoại.
Trong thần thoại Nhật Bản, có 1 đoạn có tên Amanoiwato. Đây là câu chuyện kể về thế giới khi còn được bao quanh bởi bóng tối, khi đó vị thần Taiyo và thần Amaterasu (thần mặt trời) bị nhốt trong hang động (Amanoiwato) được hình thành từ đá.
Trong câu chuyện này thì các vị thần khác đã chung tay góp sức để giải cứu thần Amaterasu ra khỏi hang đá. Sau nhiều nỗ lực thì thần Amaterasu đã được giải thoát ra ngoài, các vị thần đã đặt con chim trên cây tầm gửi ở lối vào hang đá, coi như đó là 1 phần trong chuỗi tác chiến của các vị thần.
Người ta liên tưởng có các vị thần trên cành cây có chim đậu. Từ đó hình thành chiếc cổng Torii.
3 cánh cổng Torii nổi tiếng ở Nhật Bản là gì?
Tôi xin giới thiệu 3 cánh cổng nổi tiếng đặc biệt trong số các cổng Torii ở các đền thần tại Nhật Bản.
Cổng Torii đồng (chùa Kinpusen, tỉnh Nara)
Chùa Kinpusen ở Yoshinocho, Yoshinogun, tỉnh Nara được xây dựng trên con đường dẫn vào điện Zaodo. Được chỉ định là di sản văn hóa quan rọng của Nhật Bản, có chiều cao 8m.
Cổng gỗ Torii to lớn màu đỏ (đền Itsukushima, tỉnh Hiroshima)
Đây là cổng Torii của đền Itsukushima ở Miyajimacho, thành phố Hatsukaichi, tỉnh Hiroshima. Đây là cổng được làm từ gỗ cây long não, có màu đỏ, được dựng trên biển. Cổng hiện nay được hoàn thành năm 1875, là cổng thế hệ thứ 8. Được chỉ định di sản văn hóa trọng yếu của quốc gia và là di sản thế giới. Đây là cổng to lớn cao đến 16m.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Miyajima và đền Itsukushima tại "Không chỉ đền Itsukushima. Tổng hợp các địa điểm thăm quan nổi tiếng tại Miyajima (chùa Daishoin, công viên Momijidani, cáp treo Miyajima, con đường đi bộ Asebi, tảng đá sư tử Shishiiwa, đền Toyokuni)".
Cổng Torii bằng đá (Chùa Shitenno, Osaka)
Đây là cổng Torii ở chùa Shitenno, quận Tennoji, thành phố Osaka. Được xem là 1 trong những cổng Torii cao lớn được làm bằng đá cổ nhất Nhật Bản, hình thành năm 1294, được chỉ định di sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản. Chiều cao 8.5m.
Cổng Torii đặc thù khác thường
Không chỉ có cổng Torii thường thấy, tôi cũng xin giới thiệu 1 số cổng Torii có hình dáng đặc thù.
Hàng nghìn cổng Torii (ở đền Fushimi Inari Taisha)
Đây là cổng Torii ở đền Fushimi Inari Taisha ở quận Fushima, thành phố Kyoto. Đây là lối lên núi, được xem là nơi xuống trần gian của các vị thần, người ta cũng cho rằng, những cánh cổng Torii này được xem như cánh cổng Xích Môn để đi từ thế giới hiện tại đến thế giới của các vị thần. Cổng Torii này bắt đầu được xây nhờ có sự đóng góp của những người đi lễ từ thời kỳ Edo ~ thời kỳ Meiji. Người ta cho rằng tổng cộng có đến khoảng 10,000 cánh cổng ở đây.
Đá vợ chồng (đền Futamiokitama Jinja ở tỉnh Mie)
Đá vợ chồng nằm ở ngôi đền Futamiokitama Jinja ở Futamichoe, thành phố Ise, tỉnh Mie. Đây không hẳn là cổng Torii nhưng nó cũng mang ý nghĩa là ranh giới vùng đất của các vị thần giống như Torii.
Phía trước tảng đá vợ chồng và mặt trời nhô lên từ mặt nước và hòn đá thiêng "Okitamashinseki" nằm yên trong lòng biển sâu 700m. Đá vợ chồng kết nối vùng đất thiêng và thế giới của loài người.
Torii cũng được gọi là ranh giới vùng đất của các vị thần. Các bạn hãy thử ngắm nhìn cả cánh cổng Torii này khi đến đền thần nhé.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết về con mãnh thú thường thấy ở các đền thần tại "Từ điển từ ngữ Nhật Bản "mãnh thú"" hoặc về phương thức lễ bái tại các đền thần "Phương thức lễ bái đúng tại các đền thần có thể bạn chưa biết".
日本への訪日外国人の方が、もっと増えますように!