Start planning your trip
【Mùa hè】 4 ngày trở lại trần gian của những người đã khuất. Lễ hội "Obon" tại Nhật Bản
【Mùa hè】 4 ngày trở lại trần gian của những người đã khuất. Lễ hội "Obon" tại Nhật Bản
Mùa hè ở Nhật Bản. Mặt trời rực rỡ chiếu sáng, tiếng ve sầu dội vào bầu trời mùa hè được bao quanh bởi những đám mây vũ tích. Dưới bản hợp xướng của những chú ve, nhiều người đã đi viếng mộ.
Đó chính là sự kiện tiêu biểu của mùa hè ở Nhật Bản "Obon".
Nghi thức tưởng nhớ người đã khuất
Obon thường kéo dài 4 ngày từ ngày 13/7 ~ 16/7 chủ yếu ở Tokyo, ở các địa phương khác trên cả nước khoảng từ ngày 13/8 ~ 16/8, tùy từng vùng mà thời gian diễn ra khác nhau, nhưng người ta cho rằng vào khoảng thời gian ngắn này, linh hồn tổ tiên của họ sẽ trở lại trần gian.
Vì vậy để tổ tiên quay lại trần gian được an toàn và an tâm quay trở về thế giới bên kia, vào thời gian Obon họ sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ.
Ngày 12/8 "Chuẩn bị đón tổ tiên"
Photo by Pixta
Vào trước ngày bắt đầu Obon, người ta thường trang trí dưa chuột và cà tím cắm bằng que tăm hoặc đũa được gọi là "Ngựa linh thiêng".
Dưa chuột là ngựa, cà tím là bò, có ý nghĩa là "những người đã khuất sẽ lên ngựa để nhanh chóng trở lại trần gian, sau đó sẽ cưỡi bò để thong thả từ từ quay trở về thế giới bên kia".
Ngày 13/8 "Mukaebi (lửa đón)"
photo by iScene/scenic-scenery on Flickr
Vào ngày 13 là ngày bắt đầu Obon, người ta sẽ đốt lửa sử dụng thân cành cây gai "Ogara" được bẻ nhỏ ra.
Người ta cho rằng, linh hồn người đã khuất sẽ cưỡi đám khói từ ngọn lửa này để quay trở về trần gian. Nhờ đám khói này mà linh hồn người đã khuất sẽ không bị lạc đường và có thể quay về nhà mình an toàn, vì vậy đám khói này còn có vai trò như là vật chỉ đường "Michishirube".
Ngày 14, 15/8 "Viếng mộ"
Vào thời gian này rất nhiều người trong các gia đình thường đi viếng mộ. Họ thường dọn dẹp các mộ phần cho sạch sẽ, dâng hoa, thắp hương, dâng nước để thờ cúng tổ tiên.
Sau đó những người thân thuộc, họ hàng trong gia đình lại tập trung lại và cùng nhau ăn uống. Đây là khoảng thời gian quan trọng để tưởng nhớ đến những người đã khuất.
Ngày 16/8 "Okuribi"
photo by detch on Flickr
Ngày cuối cùng của lễ Obon. Ngày này là ngày lại tạm biệt tổ tiên. Cũng giống như phong tục đốt lửa đón tổ tiên vào ngày đầu tiên, ngày cuối cùng họ cũng lại đốt lửa để tổ tiên có thể quay về thế giới bên kia nhờ đám khói từ ngọn lửa đó.
photo by masatoshi_ on Flickr
Ở Kyoto, vào dịp này hàng năm còn tổ chức lễ hội "Gozan Okuribi" rất nổi tiếng với hình ảnh chữ Đại và chiếc cổng Torii bằng lửa đốt trên núi. Hình ảnh ngọn lửa trên bầu trời đêm mùa hè là đặc trưng mùa hè ở Kyoto.
photo by MIKI Yoshihito on Flickr
Ở 1 số khu vực còn có lễ hội truyền thống "thả đèn lồng". Đây là 1 trong những loại Okuribi, họ thường thả hoa, đồ thờ cúng trôi theo dòng sông, biển,... để tiễn linh hồn của người đã khuất.
Thời khắc khi lại một lần nữa tạm biệt tổ tiên rất buồn nhưng các bạn có thể thấy quang cảnh thả đèn lồng và đốt lửa rất đẹp và huyền ảo.
photo by –Mark– on Flickr
Một trong những việc không thể quên trong lễ hội Obon đó là điệu múa Obon "Bondori". Đây được cho là điệu múa để dâng lên tổ tiên và chào đón linh hồn tổ tiên quay trở lại thế giới này. Hiện nay ý nghĩa mang tính tôn giáo này đã mờ nhạt dần, đây là sự kiện rất thú vị.
Phần kết
"Obon" là nghi lễ rất quan trọng. Qua lễ "Obon" chúng ta sẽ nhớ về những người rất quan trọng với chúng ta, đây cũng là lúc nhìn lại những ký ức, những kỷ niệm mà chúng ta đã lãng quên.
Hơn nữa, dịp Obon cũng là lúc mà rất nhiều gia đình có thể tụ họp đông đủ các thành viên mà thông thường mỗi người một nơi, lễ hội với điệu múa Obon cũng được tổ chức ở các nơi tạo nên không khí vừa buồn nhưng lại vừa nhộn nhịp chính là Obon tại Nhật.
Các bạn hãy thử trải nghiệm khoảng thời gian ngắn quan trọng này để tưởng nhớ về những người đã khuất và trò chuyện về những câu chuyện ngày xưa nhé.
旅行と写真が好き。 バックパッカーの旅を通して、日本の素晴らしさを再確認。 もっと多くの人に日本の文化や美しさを知ってもらうために、日本の魅力を発信中。