Mua sắm tại Aeon Mall thân thiện với trẻ em! Nhiều dịch vụ vui chơi dành cho trẻ em

Từ điển từ ngữ tiếng Nhật "Ohenro"

Dịch vụ này bao gồm quảng cáo được tài trợ.
article thumbnail image

Nói đến hành hương ở Nhật thì nổi tiếng là cuộc hành hương "Ohenro thăm viếng 88 điểm linh thiêng ở Shikoku". Ở bài viết này tôi xin giới thiệu về Ohenro được tổ chức với mục đích hành hương, vì sức khoẻ hay tìm lại bản thân cùng nét cuốn hút của Ohenro.

Người viết

日本への訪日外国人の方が、もっと増えますように!

more

Ohenro nghĩa là gì?

日本のことば事典「お遍路」

Tại khu vực Shikoku của Nhật Bản có 88 điểm linh thiêng gọi là "Shikoku Hachijyuhachi kasho". Và "Ohenro" để chỉ cuộc hành hương đến từng điểm từng điểm để thăm viếng 88 địa điểm linh thiêng của ngài"Hoằng pháp đại sư (tên khác: Không Hải)" nổi tiếng nhất trong giới cao tăng của Nhật Bản.

Ngoài ra, 88 địa điểm hành hương này đều được gắn thẻ Fudasho và được đánh số. Địa điểm từ số 1 đến số 23 thuộc tỉnh Tokushima, địa điểm số 24 đến 39 thuộc tỉnh Kochi, địa điểm số 40 đến 65 thuộc tỉnh Ehime, địa điểm 66 đến 88 thuộc tỉnh Kagawa (địa điểm số 66 chính thức là thuộc tỉnh Tokushima) và nếu đi chuyến hành hương này là bạn có thể đi hết một vòng qua toàn bộ vùng Shikoku.

Chuyến hành hương hai người cùng Hoằng pháp đại sư

Với lịch sử đáng tự hào hơn 1200 năm thì Ohenro ngoài nghĩa hành hương thăm viếng đền chùa thì ngày nay người tham gia Ohenro còn nhiều mục đích khác nhau. Có người đi với mục đích vì sức khoẻ, có người là để tìm chính bản thân mình, hay là để đi du lịch ngắm cảnh.
Trên chiếc nón lá mà người hành hương thường mang theo có ghi dòng chữ "đồng hành nhị nhân" có nghĩa nghĩa là "hai người đồng hành cùng nhau". Trong đó 1 người là bản thân người hành hương và người còn lại là Hoằng Pháp Đại Sư. Tức là, trong hành trình hành hương này, bạn không đi một mình mà sẽ đồng hành cùng Hoằng Pháp Đại Sư, đây chính là ý nghĩa của Ohenro. Ngoài ra, người dân địa phương cũng gọi những người trong chuyến hành hương là "Ohenro san".

Cách thức của Ohenro

日本のことば事典「お遍路」

Cách đi hành hương 

Bạn không cần hành hương tới các điểm linh thiêng lần lượt theo thứ tự từ số 1 mà có thể đi từ bất cứ điểm nào cũng được. Ngoài ra, nếu đi hành hương theo trình tự sẽ gọi là "Junuchi - hành hương thuận chiều" hoặc ngược lại sẽ gọi là "Gyakuuchi - hành hương ngược chiều" và người ta nói rằng hành hương ngược chiều thì  sự linh nghiệm sẽ tăng gấp ba lần đi theo đường thuận chiều. Hơn nữa, nếu một lần mà bạn hành hương hết tất cả các điểm linh thiêng thì người ta gọi là "Tōshiuchi nghĩa là hành hương xuyên suốt", nếu chia ra làm nhiều lần để đi hết các điểm linh thiêng thì gọi là "Kugiriuchi nghĩa là hành hương phân chia" và trong hành hương phân chia mà chia theo bốn tỉnh để hành hương thì gọi là "Ikkokumairi".

Cách thức lễ bái

Khi tới điểm linh thiêng, tại cửa vào bạn hãy thành tâm vái một lạy, rồi sau khi đã thực hiện thanh tẩy bản thân tại nơi rửa tay Chozuya, tại chính điện bạn sẽ làm thủ tục dâng nến, đốt hương và ném đồng xu, rồi bạn nộp lại lá bùa và tả kinh vào thùng tương ứng. Sau khi đã đọc kinh và cầu nguyện, bạn lặp lại các thao tác trên tại Đại sư đường nơi thờ cúng Hoằng pháp đại sư. Khi đã làm xong các thao tác đó, tại nơi nạp kinh bạn hãy nhận 3 loại dấu là dấu thẻ, châu ấn và dấu số hiệu chùa vào sổ nạp kinh, cuộn trướng treo tường, áo hành lễ và tên chùa được viết mực đen. Sau khi nhận tranh vẽ Đức Phật của chùa, bạn hãy nộp phí nạp kinh. Bạn có thể mua số nạp kinh tại nơi nạp kinh hoặc đặt mua qua mạng.
Về cách thức lễ bái tại chùa mời các bạn tham khảo bài viết "Cách lễ bái đúng tại chùa", còn liên quan đến việc đóng dấu mời đọc bài "Hãy thử thu thập các con dấu tại chùa Nhật Bản để kỉ niệm các chuyến đi và các chuyến viếng thăm đền chùa".

Cách thức di chuyển

"Hành hương đi bộ" chính là phương thức truyền thống của việc hành hương và cứ cho rằng một ngày bạn đi được 30km thì để đi hết toàn bộ các điểm linh thiêng bạn phải mất khoảng 40 ngày. Vì có cả phương thức "hành hương bằng ô tô","hành hương xe buýt tour", ngoài ra còn có cả "hành hương bằng xe máy/ xe đạp" nên bạn hãy thử tìm cách thức đi hành hương phù hợp nhất với bản thân.

Trang phục

Tuy rằng trang phục truyền thống của người hành hương thường là mặc một áo choàng trắng có tay gọi là "Byakue" hoặc áo choàng trắng không tay gọi là "Oizuru" ở ngoài cùng và đội nón lá gọi là "Sugegasa" nhưng bạn hãy tự chọn trang phục thích hợp nhất với mình, cũng có nhiều người mặc quần áo thường ngày khi đi hành hương. Vì tuyến đường hành hương có những đoạn đường đồi núi nên bạn hãy chọn những đôi giầy dễ đi nhé.

Hãy thử trở thành Ohenrosan

日本のことば事典「お遍路」

Sau khi đã sẵn sàng, chúng ta xuất phát thôi. Tuy nhiên, trước đó tôi có vài điều lưu ý các bạn:

Lưy ý thứ nhất: Hãy cố gắng di chuyển ban ngày

Trên đường hành hương, tuy cũng có những người vẫn đi bộ vào buổi tối muộn nhưng vì có nhiều tuyến đường hẻo lánh cách xa phố xá nên đã có trường hợp bỏ lỡ chỉ dẫn và gặp nạn nên các bạn hãy cố khởi hành từ sáng sớm để đến chiều tối là đến được chỗ trọ.

Lưu ý thứ 2: Đón nhận thành tâm lòng tốt của người dân bản địa

Trên đường hành hương, bạn có thể nhận đồ ăn uống từ người dân bản địa hoặc những nhà trọ như "nhà trọ Zenkonyado" hay "nhà trọ Tsuyadou". Đó được gọi là "Osettai" và về cơ bản bạn không nên từ chối mà hãy đón nhận với sự biết ơn. Hơn nữa, có quy định là sau khi nhận Ossetai thì bạn hãy trao nạp kinh.

Lưu ý thứ 3: Không chống gậy khi qua cầu

Có một giai thoại vẫn còn tồn tại đến ngày nay kể rằng Hoằng pháp đại sư của Nhật Bản trên đường hành hương đã ngủ đêm dưới gầm cầu vì vậy người hành hương mỗi khi qua cầu thường nghĩ rằng có lẽ lúc này Hoằng pháp đại sư đang ngủ vì vậy cần phải chú ý không chống gậy lộc cộc xuống cầu.

Nếu đi hành hương, hãy thử trọ tại nhà nghỉ trong đền chùa

Cuối cùng, nếu bạn đi hành hương, bạn nhất định nên thử nghỉ trọ tại nhà nghỉ trong đền chùa. Đây là nhà nghỉ được xây dựng dành cho giới tăng lữ và những người đi cúng bái. Đây là nơi bạn có thể trọ với giá khá rẻ và có cơ hội thưởng thức các món ăn chay với chủ yếu là rau củ. Ngoài ra, gần đây cũng có cả nhà nghỉ có suối nước nóng nên bạn có thể thảnh thơi ngâm mình để xoá tan mệt mỏi của chuyến hành hương.

Người viết

ニコ

日本への訪日外国人の方が、もっと増えますように!

more
Thông tin trong bài viết này được thu thập và biên soạn tại thời điểm viết bài. Các thông tin về nội dung hay mức giá của sản phẩm, dịch vụ có thể thay đổi sau khi bài viết được đăng tải. Vì vậy các bạn hãy lưu ý xác nhận lại trước khi đi. Ngoài ra, trong một số bài viết có thể sẽ có đường dẫn liên kết affiliate link. Các bạn hãy cân nhắc cẩn thận khi mua hoặc đặt sản phẩm.

Xếp hạng

There are no articles in this section.