【Nhật Bản qua hình ảnh】 Văn hóa và kỹ thuật của Nhật Bản thể hiện kỹ thuật bậc thầy từ sản phẩm nghệ thuật truyền thống đến nghệ thuật hiện đại

Dịch vụ này bao gồm quảng cáo được tài trợ.
article thumbnail image

Nhật Bản là quốc gia có sự tồn tại cân đối cả văn hóa lâu đời cùng với văn hóa hiện đại. Kỹ thuật được kế thừa hàng trăm năm cùng với nghệ thuật mới nhất, ở đó có kỹ thuật bậc thầy của con người tồn tại hiện nay. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu về “K

Ngày Cập Nhật Cuối :

Nhật Bản là quốc gia có sự tồn tại cân đối cả văn hóa lâu đời cùng với văn hóa hiện đại. Kỹ thuật được kế thừa hàng trăm năm cùng với nghệ thuật mới nhất, ở đó có kỹ thuật bậc thầy của con người tồn tại hiện nay.

Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu về “Kỹ thuật bậc thầy” qua các hình ảnh, từ nghệ thuật truyền thống đến kỹ thuật săn bắn,…

1.”Đồ gốm sứ Kutaniyaki” ở tỉnh Ishikawa

©MRO

Đồ gốm sứ Kutaniyaki có lịch sử 350 năm ở tỉnh Ishikawa. 1 trong những kỹ thuật của đồ gốm sứ này là “Akae” thể hiện toàn bộ đồ gốm bằng 1 màu đỏ.

Nghệ nhân vẽ Akae, ông Fukushima Buzan là bậc thầy vẽ Akae. Bằng kỹ thuật “Akae Saibyo” vẽ tay toàn bộ các đường nhỏ li ti 0,1mm, sử dụng chất màu “Bengala” để thể hiện các họa tiết, nhân vật, phong cảnh,..chỉ qua độ đậm nhạt của màu đỏ.

Đồ sứ “Sakuramai” có đường kính khoảng 49cm thể hiện hình ảnh hoa anh đào tung bay như tuyết được hoàn thành trong 10 ngày. Kỹ thuật đòi hỏi sự tập trung cao độ cùng với nhịp độ nhất định và cả tốc độ là “kỹ thuật bậc thầy”.

2.”Ezojikagari” (săn bắt nai) ở Hokkaido

©HBC

Thịt nai Ezojika được các đầu bếp địa phương đánh giá cao vì “không có mùi hôi” nhờ kỹ thuật săn bắt ưu việt.

Loài nai chuyển động rất nhanh, các xạ thủ sẽ đuổi theo chúng ở cự ly xa đến tận sâu trong rừng tuyết. Dù chỉ để bắn trúng chúng cũng khó khăn, hơn nữa cần phải giữ sao cho thịt của chúng không bị giảm chất lượng đòi hỏi tay nghề bậc thầy của xạ thủ.

Nhà hàng Hamanasu
Địa chỉ: Higashi 2 Minami 2, Shiranukacho, Hokkaido
Số điện thoại: 01547-2-2188

3.”Nghề đúc dao kiếm Tsugaru” ở tỉnh Aomori với kỹ thuật 350 năm

©ATV

Thành phố Hirosaki ở tỉnh Aomori là nơi có đến hơn 100 xưởng đúc dao kiếm từ thời kỳ Edo .

Hiện nay con số này có giảm đi nhưng lịch sử và kỹ thuật đúc dao kiếm thì vẫn được kế thừa không thay đổi.

Lấy ví dụ xưởng đúc dao kiếm Nigara là xưởng đúc dao kiếm nổi tiếng ở Nhật từ thời kỳ võ sĩ đạo tại Nhật. Giám đốc hiện nay Yoshizawa Toshihisa là kỹ sư được kế thừa kỹ thuật truyền thống 350 năm, mong muốn chế tạo ra được các loại dao kiếm với thiết kế độc đáo riêng.

Xưởng đúc kiếm Nigara
Địa chỉ: 4-1 Kinzokucho, thành phố Hirosaki, tỉnh Aomori
Số điện thoại: 0172-88-2881
HP: Xưởng đúc kiếm Nigara

4.”Bức tranh tường cỡ lớn dưới chân cầu” ở tỉnh Hiroshima!

©RCC

Cầu Shinkoibashi bắc qua sông Otagawa chảy qua thành phố Hiroshima. Chân cầu thường sẽ toàn vẽ nháp nhưng hiện nay được yêu thích bởi người dân thành phố và được xem là bức tranh vẽ tường sôi động, tươi sáng.

Bức tranh tưởng này được vẽ bởi họa sĩ Kodama Kozue. Đây là bức tranh tường khổ lớn 16,5m x 2,4m, phải mất khoảng 3 tháng để hoàn thành năm 2007.

Bức tranh vẽ cuộc sống của người dân Hiroshima một cách sinh động ví dụ như phong cảnh trên con sông Otagawa từ núi đến công viên Heiwa, đền thần và vị thần Koi, bảo tàng tư liệu nguyên tử, sân bóng chày thành phố Hiroshima, tàu điện số 651 chạy trong thành phố,...

Bức tranh “Con sông Otagawa ở Hiroshima” đã nhận “Giải đặc biệt cho thiết kế xây dựng thành phố Hiroshima năm 2008 – Bộ phận Signart”.

Kodama đã vẽ nên bức tranh này với mong ước “mọi người cảm nhận được thật gần sự liên kết giữa nước, con người và sinh mệnh từ lịch sử sông Otagawa”.

Đã 10 năm trôi qua và hiện nay bức tranh này vẫn tỏa sáng lấp lánh dưới chân cầu Shinkoibashi.

Shinkoibashi
Địa chỉ: 1 Koihonmachi, quận Nishi, thành phố Hiroshima, tỉnh Hiroshima

5. “Nanbu Shikonzome” ở tỉnh Iwate

©IBC

Nanbu Shikonzome được lưu truyền ở thành phố Morioka, tỉnh Iwate.

Đây là sản phẩm nhuộm có đặc trưng là họa tiết nhuộm tuyệt đẹp và màu tím đậm ưu việt. Shikonzome là thao tác nhuộm mất rất nhiều công sức và thời gian, người ta sẽ xay củ của cây Murasaki có màu tím bằng cối xay, hòa vào nước nóng để lấy nước nhuộm vải. Người ta sẽ mất nửa năm để nhuộm thô, vắt khoảng 2~3 tháng, nhuộm 12 lần, sau khi lên màu người ta sẽ để “ngủ” trong tủ từ 3 đến 5 năm, như vậy sẽ tạo ra được màu sắc hài hòa chỉ có ở nghệ thuật nhuộm Shikonzome.

Khi sử dụng làm trang phục, vải sẽ biến đổi màu hài hòa hơn sau mỗi lần giặt cũng là 1 trong những điểm hấp dẫn của loại vải này. Người ta cũng cho rằng “1 thế hệ sẽ “không thể mặc hết được” cho đến khi vải xuống màu đậm”, vì vậy trang phục từ vải nhuộm này sẽ được bảo quản cẩn thận và lưu truyền từ đời mẹ đến con gái, từ con gái đến cháu gái,...

6.”Túi Kacchu” ở Kyoto!

©MBS

Kacchu là bộ giáp được các võ sĩ mặc lên người trong thời kỳ chiến quốc . Hiện nay, cơ hội để mặc Kacchu đang giảm dần nhưng hiện nay kỹ thuật truyền thống khi làm kacchu cũng vẫn đang được sử dụng.

Đó chính là SAMURAI ARMER BAG (Kacchu Bag) ra đời từ cách dệt Kacchu. Nơi sản xuất là “Kyoningyo Miyake” ở Kyoto.

Cách dệt không làm đứt sợi chỉ cho dù có dùng dao làm cho túi này có tính bền, hơn nữa cách dệt khác nhau cũng làm nên tính thời trang cho thiết kế.

Kyoningyo Miyake
Địa chỉ: 103-53 Minami Horiike, Oguracho, thành phố Uji, Kyoto
Số điện thoại: 0774-22-5008
HP: Kyoningyo Miyake

Phần kết

Chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn kỹ thuật bậc thầy từ vải nhuộm được kế thừa kỹ thuật hàng trăm năm, nghệ thuật vẽ tranh tường bởi họa sĩ hiện đại đến các loại túi sử dụng kỹ thuật cổ vào thực tế hiện nay,...

Như tôi đã nói lúc đầu, Nhật Bản là quốc gia hiếm thấy tồn tại cả truyền thống và hiện đại. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về truyền thống và lịch sử tại Nhật hay tìm hiểu về văn hóa mới nhất, nhất định hãy tranh thủ cơ hội này khi đến Nhật.

Sponsored by TBS Holdings

Written by

Avatar

MATCHA-PR

Tokyo, Japan

MATCHAの企業・自治体広告に関するプロモーションアカウントです。読者のみなさまに有益な情報を、楽しくお届けします。

Thông tin trong bài viết này được thu thập và biên soạn tại thời điểm viết bài. Các thông tin về nội dung hay mức giá của sản phẩm, dịch vụ có thể thay đổi sau khi bài viết được đăng tải. Vì vậy các bạn hãy lưu ý xác nhận lại trước khi đi. Ngoài ra, trong một số bài viết có thể sẽ có đường dẫn liên kết affiliate link. Các bạn hãy cân nhắc cẩn thận khi mua hoặc đặt sản phẩm.