【3 phút từ sân bay quốc tế Chubu】Hãy đến trung tâm mua sắm "Aeon Mall Tokoname" trải nghiệm suối nước nóng và đua xe!

Trước khi đi du lịch Nhật Bản bạn cần biết! 16 phép lịch sự khi lên tàu điện tại Nhật Bản!

Dịch vụ này bao gồm quảng cáo được tài trợ.
article thumbnail image

Ở các khu vực đông dân cư như Tokyo hay Osaka, có rất nhiều người sử dụng tàu điện mỗi ngày. Tàu điện cũng khá thuận tiện để tới các điểm tham quan, cho nên nhiều khách du lịch cũng chọn sử dụng tàu điện để đi lại. Bài viết này sẽ giới thiệu những điểm cần lưu ý khi sử dụng tàu điện.

Ngày Cập Nhật Cuối :

Phép lịch sự trên tàu điện mong các bạn chú ý

150153_354106881341597_1663525913_n-2

Đường sắt Nhật Bản hoạt động với độ chính xác tới từng phút. Có nhiều đoàn tàu đang cùng hoạt động, tại nhà ga trong thành phố các đoàn tàu nối tiếp nhau đến và đi cùng với biết bao nhiêu hành khách. Sau đây tôi muốn lưu ý các bạn về phép lịch sự trên tàu, loại phương tiện nhiều người sử dụng mỗi ngày.

Trong bài viết này tôi đã tổng hợp về các phép lịch sự trên tàu. Các bạn hãy đọc nó ít nhất một lần trước khi đi du lịch Nhật Bản nhé.

Cổng soát vé, sân ga

Để vào trong sân ga bạn phải mua vé hoặc sử dụng thẻ IC card để quẹt qua cổng soát vé. Nếu bạn không có vé FreePass, tôi khuyên bạn nên sử dụng thẻ IC card. Dùng thẻ này mua vé rẻ hơn một chút, khi hết tiền trong thẻ bạn có thể nạp tiền vào, và tiện nhất là tiết kiệm thời gian mỗi lần mua vé.

Khi có thẻ IC card hoặc vé trong tay, chúng ta cùng vào cổng soát vé nhé.

1. Nếu không qua được cổng soát vé, bạn hãy ngay lập tức tránh sang bên nhường cho người tiếp theo.

電車マナー

photo by Pixta

Nếu thẻ IC card lỗi hoặc thiếu tiền mua vé khiến bạn bị mắc kẹt ở cổng soát vé, bạn hãy ngay lập tức đứng tránh sang bên để không cản trở hành khách khác qua cổng soát vé. Tại cổng soát vé có rất nhiều người đang xếp hàng, đồng nghĩa với việc có rất nhiều người ở phía sau đang chờ bạn.

2. Chú ý bên trái bên phải khi đi bộ

通路

Tùy theo ga hay tuyến đường mà quy định cũng khác nhau, tuy nhiên lối đi hay đi cầu thang trong ga thường được quy định rõ ràng bên trái/ bên phải. Nhiều trường hợp người ta vẽ hướng mũi tên trên mặt đường, cho nên các bạn hãy đi theo hướng mũi tên cùng chiều với hướng đi của mình nhé.

3. Chú ý người đi bộ sử dụng smartphone

Nhà ga trong thành phố như Shinjuku hay Shibuya lúc nào cũng đông đúc. Trong đó cũng có người vừa đi bộ vừa sử dụng smartphone. Bạn chú ý để không va phải họ nhé.

4. Hút thuốc lá ở khu vực quy định

Trong nhà ga hầu như cấm hút thuốc. Trên tàu cũng cấm hút thuốc kể cả khu vực toilet. Nếu muốn hút thuốc bạn hãy tìm khu vực cho phép hút thuốc xung quanh nhà ga, hoặc tìm cửa hàng có thể hút thuốc nhé.

5. Xếp hàng chờ lên tàu

電車マナー

photo by Pixta

Tại khu vực nhà chờ, phía dưới chân có vạch đánh dấu, bạn hãy xếp hàng theo đó để lần lượt lên tàu nhé. Số hàng tùy theo số cửa của tàu, tùy theo tuyến đường, có thể là 2 hàng hoặc 3 hàng.

Ngoài ra, để tránh những tai nạn bất ngờ do ngã từ nhà chờ xuống đường ray, các bạn cố gắng đi bộ không chạy trong khu vực chờ tàu.

6. Chờ người trên tàu xuống hết mới lên

電車マナー

photo by Pixta

Nguyên tắc của người Nhật là trước tiên đợi cho tất cả người ở trên tàu xuống hết, thì mới lên. Các bạn đừng nôn nóng, hãy cứ xếp hàng chờ để lên nhé.

7. Không chạy vội vàng để kịp lên tàu

Nhiều khi do chạy vội vàng để kịp lên tàu mà lại làm cho tàu chậm khởi hành, mà lại còn nguy hiểm nữa.

Trong tàu điện

8. Khi lên rồi, hãy đứng gọn ở phía góc của tàu

Trường hợp có nhiều người đứng sau bạn, đương nhiên những người này cũng sẽ tiếp tục lên tàu. Cho nên khi lên tàu bạn cố gắng đứng gọn vào góc để dành chỗ cho những người sau lên nữa.
Ngoài ra, nếu bạn đứng gần cửa ra vào, khi tàu đến ga mà bạn chưa muốn xuống, bạn sẽ phải xuống tàu cho người bên trong xuống, rồi bạn mới lên tàu một lần nữa.

9. Khi lên tàu Smartphone để chế độ rung. Cấm nghe nói điện thoại trên tàu.

電車マナー

photo by Pixta

Không có mấy người Nhật cảm thấy thoải mái khi có âm thanh to, hay tiếng nói chuyện ồn ào trong cùng một không gian. Các bạn hãy cố gắng hạn chế để tránh gặp rắc rối ấy.

10. Không làm ồn

電車マナー

photo by Pixta

Cũng giống lý do nêu ở mục 9, các bạn cố gắng hạn chế gây ồn ào như mở headphone, ear-phone quá to, nói chuyện ồn ào, để cho trẻ con nô đùa trên tàu.

11. Hạn chế ăn uống

Nếu bạn nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo không lộ quá thì cũng không sao, nhưng đồ có mùi, đồ làm phiền tới người xung quanh thì nhiều người thấy không thoải mái.

Về cơ bản các bạn nên tránh ăn uống trên tàu thông thường, tuy nhiên với tàu đường dài như tàu Shinkansen bạn có thể ăn uống. Trên các tàu này có bán cơm hộp trên tàu với các món ăn địa phương riêng, các bạn hãy nếm thử nhé.

12. Giữ hành lý lớn không va vào người xung quanh

電車マナー

photo by Pixta

Nếu bạn lên tàu với hành lý lớn, bạn hãy chú ý để hành lý không va vào người xung quanh. Chẳng hạn như bạn có thể ôm hành lý phía trước, hoặc đặt trên giá để đồ trước ghế.

13. Ngồi gọn gàng không chiếm quá nhiều chỗ.

電車マナー

photo by Pixta

Trên tàu có nhiều người muốn ngồi. Bạn hãy để ý không ngồi dạng chân, hay để hành lý sang chỗ ngồi bên cạnh, để cho những người khác cũng có thể ngồi thêm nữa.

Ngoài ra, nếu là ghế hộp bạn đừng ngồi gác chân lên ghế phía trước. Các bạn nhớ chú ý giữ gìn vệ sinh chung trên tàu nhé.

Những điều cần chú ý tùy theo thời gian hay địa điểm lên tàu

14. Chủ động nhường ghế ưu tiên

優先席

photo by Pixta

Trên tàu ở Nhật có thiết kế một số ghế ưu tiên. Các bạn hãy chủ động nhường ghế cho những người như người dắt theo con nhỏ, người già, người có mang đồ nặng, phụ nữ mang thai, người khuyết tật, hoặc người cần ngồi ghế. Tất nhiên dù không phải ghế ưu tiên, nếu gặp những người như thế bạn cũng nên nhường ghế cho họ.

15. Chú ý vào giờ cao điểm như giờ đi làm hay tan tầm

Tàu điện nội đô thường rất đông vào giờ đi làm và giờ tan tầm. Những người không lên được tàu có khi được nhân viên nhà ga dồn đẩy giúp vào trong, hoặc nếu lỡ chuyến họ sẽ phải đợi chuyến tàu tiếp theo. Cũng có khi các hành khách cùng đẩy dồn để có thể lên tàu được.

Nếu muốn lên tàu khi có hành lý lớn, tốt nhất bạn nên tránh khung giờ cao điểm ra nhé.

16. Phụ nữ ngại đông người nên lên tàu dành riêng cho phụ nữ

女性専用

Vào giờ cao điểm, tàu đông không tránh khỏi việc tiếp xúc quá gần người khác, có thực trạng xảy ra là xuất hiện hành vi quấy rối trên tàu. Để những người dễ bị tổn thương đặc biệt là phụ nữ, người ta bố trí tàu chuyên dành riêng cho phụ nữ tùy theo khung giờ.

Trường hợp bạn bạn lên tàu vào giờ cao điểm, hãy nhớ kiểm tra trước các mốc chỉ dẫn của nhà ga nhé.

Lời kết

Ở Nhật có nhiều quy tắc phép lịch sự để mọi hành khách có thể thoải mái khi đi tàu điện. Đôi khi bạn vẫn bắt gặp người Nhật không tuân thủ các phép lịch sự, nhưng để tránh rắc rối, các bạn nên tuân thủ cho yên tâm.

Mặc dù đã cố gắng nhưng nếu vẫn gặp rắc rối, hoặc có gì không rõ bạn hãy thử trao đổi với nhân viên nhà ga nhé.

Cùng đi tham quan bằng xe buýt tốc hành, xe buýt đêm! Tìm vé giá rẻ nhất.
Hãy sử dụng xe thuê giá phải chăng! Chi tiết vào đây

Bài viết gốc: Miki Takeshita
Main image by Pixta
※Bài viết này viết lại từ bài viết đã đăng ngày 31 tháng 3 năm 2014

Written by

MATCHA編集部のアカウントです。 訪日旅行者の知りたい日本の役立つ情報や、まだまだ知られていない隠れた日本の魅力を発信します。

Thông tin trong bài viết này được thu thập và biên soạn tại thời điểm viết bài. Các thông tin về nội dung hay mức giá của sản phẩm, dịch vụ có thể thay đổi sau khi bài viết được đăng tải. Vì vậy các bạn hãy lưu ý xác nhận lại trước khi đi. Ngoài ra, trong một số bài viết có thể sẽ có đường dẫn liên kết affiliate link. Các bạn hãy cân nhắc cẩn thận khi mua hoặc đặt sản phẩm.

Xếp hạng

There are no articles in this section.