【3 phút từ sân bay quốc tế Chubu】Hãy đến trung tâm mua sắm "Aeon Mall Tokoname" trải nghiệm suối nước nóng và đua xe!

Từ điển từ ngữ tiếng Nhật "Geta, Zori"

Dịch vụ này bao gồm quảng cáo được tài trợ.
article thumbnail image

"Geta", "Zori" là hai loại giầy dép truyền thống của Nhật Bản. Trước khi nền văn hóa Phương Tây du nhập vào Nhật Bản, người Nhật không đi giầy mà họ thường đi bằng guốc gỗ Geta và dép Zori. Ở bài viết này tôi đã tóm lược thông cơ bản về Geta và Zori.

Ngày Cập Nhật Cuối :

"Guốc gỗ Geta" và "Dép Zori (một loại dép sandal Nhật Bản được làm từ rơm)" là hai loại dép truyền thống của Nhật Bản có từ thời xa xưa. Trước khi nền văn hóa Phương Tây du nhập vào Nhật Bản, người Nhật không đi giầy mà họ thường đi bằng guốc gỗ Geta và dép Zori. Cho đến tận bây giờ mỗi lần khoác lên người những chiếc áo truyền thống Nhật Bản thì không thể thiếu Geta và Zori.
Tôi xin tóm tắt những thông tin cơ bản về guốc Geta và dép Zori cho những bạn muốn biết, muốn tìm hiểu khi mặc trang phục kiểu Nhật Bản.

Đôi nét về "Geta" và "Zori"

Nhìn kiểu dáng thì Geta và Zori rất giống nhau nhưng có sự khác nhau lớn ở phần đế. Phần đế của Geta có phần nhô ra gọi là "phần răng" hay còn gọi là miếng lót dưới đế, loại cơ bản là loại được gắn 2 lớp ở bề mặt tiếp xúc với mặt đất. Hiếm khi mới có loại không có "phần răng" hoặc cũng có loại thì đế khá dày nhưng người ta gọi chung loại dép được làm từ gỗ là Geta. Ngược lại, đế của dép Zori là mặt phẳng. Cách đi thì cả hai đều giống nhau. Có sợi dây làm bằng vải được gọi là "Hanao (quai dép)" ở mặt tiếp xúc với mu bàn chân, khi xỏ vào guốc cần đến sự hỗ trợ của ngón chân cái và ngón trỏ. Kiểu dáng giống với kiểu dép sandal đi biển, cách đi cũng giống nên khá dễ dàng khi mang loại dép Zori này.

Đi guốc Geta vào thời điểm nào?

 

Thời kỳ trước khi đường phố được lát gạch, nhờ có miếng lót ở phần đế của Geta, nên dù đường có bị ướt thì vẫn có thể đi bộ mà không bị ngã. Hơn nữa nó cũng giúp tránh bẩn vào vạt áo. Ngày nay, việc sử dụng Geta kết hợp với "Yukata" (Kimono mùa hè) là khá phổ biến. Kiểu áo này thích hợp với hoạt động theo mùa mà tiêu biểu là các sự kiện mùa hè như: Lễ hội mùa hè (Natsu matsuri), lễ hội bắn pháo hoa. Ở khu suối nước nóng Onsen, có nhiều chỗ người ta cũng cho thuê Yukata và Geta. Khi đi lại, miếng lót dưới đế guốc Geta tiếp xúc với nền xi măng tạo ra âm thanh lách cách rất hay, đây cũng chính là nét đặc trưng của Geta. "Geta Pokkuri" là một loại guốc có gắn miếng lót dày giống như bốt đế dày thường được Maiko và trẻ em sử dụng kết hợp với áo Kimono mùa hè trong lễ Shichigosan.

Đi dép Zori vào thời điểm nào?

 

Dép Zori thời nay mặt ngoài được làm từ chất liệu như da, vải và nilon là loại dép mà mọi người thường đi khi mặc trang phục truyền thống Nhật Bản. Từ thời xa xưa, cũng đã có nhiều người đi "dép Zori rơm" - loại dép chỉ được kết bằng rơm. Trước khi các mẫu giầy dép trở nên phổ biến lan tràn, những người làm nghề nông đã đan rơm tại nhà, và sử dụng dép Zori hay còn gọi là "dép rơm" như một loại dép dùng để đi làm việc. Loại dép "Setta" mà chủ yếu là nam giới sử dụng cũng là một chủng loại của dép Zori. Kiểu dáng hình chữ nhật, và điểm đặc biệt là không có gắn đế dày ở phần đế.  "Quai dép Hanao" màu trắng dùng trong trường hợp mặc quần áo trang trọng, Hanao màu đen thì dùng đi hàng ngày, việc phân loại sử dụng tùy vào màu sắc cũng là nét độc đáo. Khi đi Geta vào những ngày tuyết rơi thì tuyết dính vào phần răng rất khó đi nên dép Setta đã được đưa vào sử dụng từ đó. Loại này đi dễ và bền chắc chắn, cởi ra đi vào cũng đơn giản nên có nhiều nhân viên công sở sử dụng như loại giày dép đi làm hàng ngày.

Gợi ý cách chọn và cách đi

Tôi xin được gợi ý với những bạn lần đầu đi mua mua dép Zori và Geta.
Trước tiên là chọn quai dép Hanao. Cách lựa chọn đơn giản nhất là chọn màu quai dép giống với màu phấn đế dép.  Sau đó, để tránh ma sát giữa phần tiếp xúc với mu bàn chân thì các bạn nên chọn quai bản to, không lỗi lõm ở mặt trong của quai. Tiếp theo, là lựa chọn độ rộng. Đối với trường hợp lựa chọn dép để mặc trang phục truyền thống thì các bạn nên chọn cỡ mà từ phần gót chân nhô ra khoảng 1 cm so với đế dép. Nếu bạn chọn loại vừa khít với gót chân, hoặc ngược lại phần gót chân nằm phía trong phần đế thì có thể sẽ dẫm lên vạt áo. Ngoài ra, nếu như ngón chân bị nhô ra quá bạn cũng sẽ có cảm giác hơi khó đi lại. Vì vậy, lần đầu tiên đi mua bạn nên đi thử để cảm nhận xem có thoải mái hay không?
Nếu đã mua được rồi bạn hãy điều chỉnh quai dép. Dùng tay bóp và nới lỏng phần kẹp giữa ngón chân cái và ngón trỏ. Ở phần phân biệt trái phải, bạn kéo nhẹ nhàng theo hướng lên trên từ vị trí tiếp xúc với phần đế, rồi điều chỉnh phù hợp với độ cao của mu bàn chân và kiểu dáng chân. Mới đầu đi quai dép còn hơi cứng nếu bạn xỏ chân vào vội vàng thì quai có thể sẽ bị vặn xoắn. Chỗ vặn xoắn lâu dần khi đi vào sẽ rất khó chịu, đây cũng là nguyên nhân của việc bị lệch quai, vì vậy các bạn hãy chú ý từ từ xỏ chân vào dép nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể rắc phấn bột trẻ em và bôi xà phòng vào giữa ngón cái và ngón trỏ thì sẽ dễ cho chân vào hơn và cũng tránh việc bị lệch quai.
Nếu như có đôi nào kiểu như phải cắt 3 đốt để xiết chặt quai ở phần đế thì các cửa hàng họ sẽ điều chỉnh và thay thế hộ cho. Các bạn hãy chú ý loại mà có một miếng lót bằng cao su là không thể thay thế được. Sản phẩm bày bán ở những cửa hàng chuyên bán giày dép thì cũng có những loại cao cấp đắt tiền nhưng thích nhất, vui nhất vẫn là lựa chọn được một đôi cho riêng mình rồi thay dây và điều chỉnh sao cho phù hợp với chân mình.

Written by

日本への訪日外国人の方が、もっと増えますように!

Thông tin trong bài viết này được thu thập và biên soạn tại thời điểm viết bài. Các thông tin về nội dung hay mức giá của sản phẩm, dịch vụ có thể thay đổi sau khi bài viết được đăng tải. Vì vậy các bạn hãy lưu ý xác nhận lại trước khi đi. Ngoài ra, trong một số bài viết có thể sẽ có đường dẫn liên kết affiliate link. Các bạn hãy cân nhắc cẩn thận khi mua hoặc đặt sản phẩm.

Xếp hạng

There are no articles in this section.