Start planning your trip
Viện bảo tàng Tranh Nhật Bản - Nihonga- Yamatane
Bảo tàng mỹ thuật Yamatane chuyên về Nihonga, nằm cách trung tâm Shibuya hay Ebisu chỉ vài phút đi bộ. Bài viết sẽ giới thiệu đến các bạn những điểm đặc trưng thú vị của Viện bảo tàng mỹ thuật này cũng như phỏng vấn cùng Viện trưởng.
Viện bảo tàng Tranh Nhật Bản - Nihonga, ở khu vực Shibuya・Ebisu
Picture courtesy of Yamatane Museum of Art
Thưởng lãm nghệ thuật trong một không gian tĩnh lặng, và được thưởng thức bánh kẹo truyền thống Nhật... Xin giới thiệu với các bạn một nơi có thể trải nghiệm Nhật Bản như vậy, nằm cách trung tâm Shibuya hay Ebisu chỉ vài phút đi bộ.
©️Koike Norio 2009/Picture courtesy of Yamatane Museum of Art
Toà nhà nằm tĩnh lặng khuất sau hàng cây bạch quả. Viện bảo tàng Yamatane là bảo tàng chuyên về Tranh Nhật Bản - dòng tranh Nihonga. Nơi đây cất giữ bộ sưu tập khoảng 1800 các tác phẩm hội hoạ cận đại và hiện đại của Nhật Bản. Trong số đó, gồm cả những tác phẩm của các họa sĩ cận đại tiêu biểu như Yokoyama Taikan, Okumura Taigyu, hay các tác phẩm dòng tranh khắc gỗ phù thế Ukiyo-e của Toshusaishakura, Utagawa Hiroshike.
Nihonga là gì?
Hayami Gyoshu - Suitairyokushi (phần phải bức tranh) sáng tác năm 1928, sơn màu + giấy mạ vàng, lưu giữ tại viện bảo tàng Yamatane
Vậy Nihonga là gì?
1 đặc trưng lớn nhất của Nihonga đó là chất liệu được sử dụng để vẽ. Trong Nihonga thường sử dụng chất liệu chính là mực tàu, vỏ sò, hay Iwaenogu, vẽ trên vải lụa và Washi - giấy truyền thống của Nhật Bản. "Iwaenogu" là nguyên liệu dùng để tạo màu sắc cho bức tranh, được làm từ khoáng vật thiên nhiên.
Theo như ông Yamazaki Taeko, viện trưởng Bảo tàng Yamatane, Iwaenogu chính là điểm đặc sắc độc đáo của Nihonga.
Đặc trưng của Iwaenogu với sự kết hợp màu sắc và độ đậm nhạt khác nhau do khoáng vật thiên nhiên tạo ra. Nếu quan sát kỹ các tác phẩm tranh Nihonga, màu sắc Iwaenogu được sử dụng sáng lấp lánh, cảm giác ram ráp như của vô vàn hạt cát nhỏ.
Chính vì sử dụng màu sơn tự nhiên, nên khi nhìn qua ta thấy màu sắc vô cũng tinh tế với các sắc độ đậm nhạt khác nhau.
Tranh là nghệ thuật thể hiện tình cảm, cảm xúc. Các sắc thái đó dựa vào mức độ ánh sáng và vị trí của người xem tranh mà thay đổi. Bản tranh in và tranh thật là hoàn toàn khác nhau, nên nhất định quý vị hãy đến xem bản tranh gốc nhé. (Viện trưởng Yamazaki)
Đặc biệt lần này, Viện trưởng Yamazaki đã thuyết giải về 2 tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Yamatane. Điểm cần chú ý hơn cả 2 tác phẩm này là màu sắc có 1 không 2 của nó.
Hayami Gyoshu - Enbu (Khiêu vũ trong lửa)
《Enbu》của Hayami Gyoshu 【Tài sản Văn hoá Quốc gia】sáng tác 1925, sơn màu + lụa, lưu giữ tại Viện bảo tàng Yamatane
Bức tranh là cảnh những chú bướm đêm đang bay lượn quanh ngọn lửa cháy rực. Người xem như nín thở với Vẻ đẹp huyền bí của bức Enbu - kiệt tác của hội họa Nhật Bản cận đại, và nó được đưa vào danh sách Tài sản Văn hoá Quốc gia.
Nhìn thoáng qua, bức tranh mang tính tả thực, phần ngọn lửa sử dụng kỹ thuật trong dòng tranh Phật (Phật họa) truyền thống. Họa sĩ vừa sử dụng cách vẽ trong Phật họa làm nền vừa sử dụng phép vẽ màu nhạt dần cho đường viền tạo nên ngọn lửa sống động như đang cháy thực sự.
Hayami Gyoshu (1894-1935) đã phá vỡ những giới hạn, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp biểu hiện cho các tác phẩm dòng tranh Nigonga của mình, ông đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hội họa Nhật Bản cận đại. Bức tranh này được sáng tác vào mùa hè năm 1925, lúc này ông đang sống ở Karuizawa tỉnh Nagano, hàng đêm ông nhóm 1 đống lửa, nhìn chằm chằm vào nó và quan sát đàn bướm đêm.
※1:Phật họa - Butsuga.... là dòng tranh chuyên vẽ về các thầy tu và những truyền thuyết trong Phật giáo.
1 phần của bức Enbu
Giữa ngọn núi rộng lớn không một tia sáng, màn đêm thăm thẳm trải rộng phía sau ngọn lửa đang bùng cháy.
Viện trưởng Yamazaki nghĩ rằng Hayami Gyoshu đã vẽ bức tranh trong màn đêm đó. Cái sâu thẳm của màn đêm trong tranh chỉ có thể hiểu được khi bạn nhìn vào tranh thật. Khi nhìn vào ảnh chụp bạn vẫn có thể nhận ra màu đen nhưng khi xem tranh thật thì màu của màn đêm ở đây gần như một màu tím đậm.
Màu sắc đặc biệt này có được là do sự tình cờ và ngay cả Hayami cũng nói rằng nếu ông có vẽ lại một lần nữa thì chắc chắn không thể cho ra được sắc màu này lần 2.
Vì ngọn lửa được vẽ gần như thật như vậy nên lần đầu tiên khi gia đình của Hayami nhìn vào đã la lên vì nghĩ là có hoả hoạn, nhất định các bạn hãy tìm xem bản thật của bức tranh, tranh dự định sẽ được triển làm vào mùa xuân 2019.
Kawabata Ryushi - Naruto (Vùng nước xoáy)
Kawabata Ryushi - Naruto, sáng tác 1929, sơn màu+lụa, lưu giữ tại Viện Bảo tàng Yamatane
Nhìn vào con sóng cuộn trong tranh người xem có cảm giác như bị cuốn vào nó, sắc xanh sáng, và kỳ lạ này được biểu hiện một cách sống động ,
Kawabata Ryushi (1885-1966) là hoạ sĩ được biết đến với các tác phẩm hội họa có màu sắc độc đáo, mang lại cảm giác sống động với nét vẽ táo bạo phóng khoáng. Ông vốn dĩ là thành viên của tổ chức gọi là Inten (Viện nghệ thuật Nhật Bản), nhưng với khao khát sáng tạo cái mới, sinh động, truyền cảm hứng, muốn tạo ra các tác phẩm mang lại cảm giác choáng ngợp tác động lên người xem tranh, ông đã thành lập riêng Đoàn thể nghệ thuật của mình.
Naruto chính là tác phẩm được trưng bày trong triển lãm tranh ra mắt lần thứ 1.
1 phần của bức Naruto
Yếu tố màu xanh được sử dụng trong bức tranh, được gọi là Gunjo trong Iwaenogu - sơn đá. Đây là loại vật liệu cực kỳ đắt với giá vài vạn yên cho mỗi 100gram, phần vùng nước xoáy trong bức Naruto đã sử dụng hết 3.6 Kg. Để tạo ra màu trắng phần bọt của con sóng, ông sử dụng Gofun được làm từ bột của vỏ con sò.
Tại triển lãm, sự tương phản táo bạo của màu xanh rực rỡ cùng màu trắng phấn mang loại cho người xem tranh cảm giác dễ chịu. Điều này cho thấy sự nhiệt huyết và ham muốn tạo ra một dòng tranh Nihonga mới, Viện trưởng nhận xét.
Bức tranh thật có chiều dài trên 8m nên nhất định bạn hãy xem bản thật của tác phẩm này.
Tác phẩm sẽ được trưng bày tại Triễn lãm "Mizu o kaku - Hiroshige no ame, Gyokudō no seiryū, togyū no uzushio" từ 14/7-6/9/2018
Viện bảo tàng tao nhã
Viện bảo tàng Yamatane không mở triển lãm tranh thường xuyên. Hàng năm có khoảng 5-6 buổi triển lãm đặc biệt diễn ra tại đây.
Mỗi lần triển lãm sẽ giới thiệu đến người xem sự thu hút của Tranh Nhật Bản - Nihonga với các chủ đề và nội dung hoàn toàn khác nhau như triển lãm tràn ngập không gian của 4 mùa với chủ đề Sakura, hoặc hướng vào chủ đề thời trang, hay triền lãm Kawaii với các tác phẩm người và động vật dễ thương mang tính hài hước châm biếm.
Triển lãm diễn ra tại đây khi thực hiện buổi phỏng vấn này là các tác phẩm đến từ 1 trường nghệ thuật hội họa tên là Rimpa. Triển lãm đặc biệt này có tên gọi là: Từ Tawaraya Sotatsu đến Tanaka Ikko. (Diễn ra đến 8/7)
Khi bạn xem kỹ các tác phẩm, sẽ hiểu được sự công phu trong tô màu nhiều lớp, hoặc bút pháp tỉ mỉ thận trọng khi chấm màu của các tác giả. Dường như ta nghe được cả hơi thở của các tác giả khi vẽ tranh.
Không gian thưởng lãm tranh cũng tác động đến sự tập trung của người xem. Phần bố trí ánh sáng với cường độ khác nhau cũng tác động khiến tác phần trông đẹp hơn, hài hoà hơn. Phần sàn nhà cũng được thiết kế với vật liệu để không tạo ra âm thanh của gót giày.
Ngoài ra, các tác phẩm lớn còn có phần thuyết giải bằng tiếng Anh. Bạn có thể nhận được tài liệu thuyết minh bằng tiếng Anh tại quầy lễ tân, nhờ đó mà có thể hiểu sâu hơn những tác phẩm nghệ thuật mình đang xem.
Picture courtesy of Yamatane Museum of Art (trừ tấm ảnh bên trái trên cùng)
Sau khi xem xong triển lãm tranh bạn nhất định hãy ghé qua quầy hàng lưu niệm nhé. Tại đây ngoài những mặt hàng bán giới hạn ở triển lãm còn có rất nhiều các món đồ do chính viện bảo tàng thiết kế và sản xuất. Những túi đựng vật dụng nhỏ hay khăn tay do chính Viện trưởng và các nghệ nhân nghĩ ra.
※Các mặt hàng thay đổi tuỳ vào triển lãm.
Wagashi- bánh kẹo truyền thống Nhật mô phỏng tác phẩm tranh
Điều cuối cùng mà bạn không thể bỏ qua đó là tiệm các phê Tsubaki nằm ở cổng ra. 1 set gồm Wagashi và trà xanh với giá 1,100 yên.
Những món bạn được thưởng thức ở đây là duy nhất vì nó được làm dành cho buổi triển lãm. Mỗi lần triền lãm lại là các món khác nhau, mô phỏng tác phẩm có trong triển lãm đó.
Hayami Gyoshu - Suitairyokushi (phần trái bức tranh) sáng tác năm 1928, sơn màu + giấy mạ vàng, lưu giữ tại viện bảo tàng Yamatane
Lần này tôi đã được may mắn thương thức món tráng miệng Midorinokage mô phỏng tác phẩm của Hayami Gyoshu - Suitairyokushiss.
Con thỏ, hoa dương tử, những ngọn cỏ trong tác phẩm đã được chuyển tải hết trên món tráng miệng Wagashi. Trông nó thật hấp dẫn và đầy màu sắc như một bức tranh thực sự.
Khi đưa 1 miếng bánh vào miệng, vị ngọt tự nhiên của đậu đỏ anko cùng với vị chua nhẹ của anzu từ từ tan ra lan tỏa trong miệng.(Midorinokage được bán đến 8/7/2018)!
Viện bảo tàng nơi bạn có thể trải nghiệm về Nihonga - Tranh Nhật Bản
Viện bảo tàng Yamatane là nơi với sự tinh tế khéo kéo và sáng tạo, với không gian mà bạn có thể cảm nhận được sự hấp dẫn thu hút của Nihonga ở mọi góc độ.
Nhất định các bạn hãy đến xem những tác phẩm Nihonga thực sự, cảm nhận thế giới nghệ thuật sâu xa trong từng tác phẩm nhé.
Đọc thêm :
PIGMENT nơi bạn có thể tìm thấy các chất liệu sử dụng trong hội hoạ truyền thống Nhật Bản
In cooperation with Yamatane Museum of Art
MATCHA Editer.