Ủng hộ Fukushima qua "Món ăn"!
Đã 10 năm từ khi trận động đất ở khu vực miền Đông Nhật Bản xảy ra vào ngày 11/3/2011. Khu vực bị thiệt hại hiện nay như thế nào? Chúng tôi đã đến thành phố Iwaki, Soma và thị trấn Namie ở khu vực ven biển Thái Bình Dương và giới thiệu về các món ăn ngon, cảm tưởng về việc chấn hưng khu vực này.
10 năm từ thảm hoạ động đất. Fukushima ngày nay
Đứa bé 0 tuổi nay đã được 10 tuổi.
Nhìn lại chặng đường trưởng thành trong thời gian này mới thấy 10 năm đã mang lại sự thay đổi rất lớn ở khu vực này.
Hình ảnh ga Iwaki
Kể từ khi xảy ra thảm hoạ động đất ở miền Đông Nhật Bản đến nay đã 10 năm. Nơi xảy ra thảm hoạ trong thời gian này đã thay đổi như thế nào. Chúng tôi đã đến thăm các cơ sở ở thành phố Iwaki nơi đã chịu thiệt hại do vụ nổ nhà máy điện nguyên tử và sóng thần, thị trấn Namie, thành phố Soma thuộc khu vực có tên là “Hamadori” nằm ven biển Thái Bình Dương ở tỉnh Fukushima.
Đến Iwaki lôi cuốn ngay cả trước khi thảm hoạ xảy ra. Khu phố ẩm thực được khôi phục lại “Chợ Yoake”
“Chợ Yoake” nằm cách ga JR Iwaki 3 phút đi bộ. Nhằm khôi phục lại khu chợ sau thảm hoạ xảy ra, công ty 47PLANNING đã xây dựng kế hoạch và mở cửa khu chợ sau 7 tháng từ ngày 11/3/2011. Trong không gian nhỏ gọn có khoảng 15 cửa hiệu ăn uống với các món như gà nướng, món Ý, món ăn quê hương.
Ông Suzuki Naoki là người quản lý chợ Yoake đã nói rằng “10 năm qua tôi đã nhận ra những tài nguyên đầy lôi cuốn tiềm tàng ở Fukushima”.
Trứng cá hồi ở sông Kidogawa là 1 trong những tài nguyên tiêu biểu ở đây.
“Lễ hội trứng cá hồi Kidogawa” tìm kiếm sự lôi cuốn chưa biết đến
Picture courtesy of Chợ Yoake
Chợ Yoake là nơi diễn ra “lễ hội trứng cá hồi Kidogawa” vào khoảng tháng 11 là khoảng thời gian thu hoạch trứng cá hồi. Trong thời gian này đều có thực đơn từ trứng cá hồi thu hoạch trên sông Kidogawa ở các cửa hiệu.
“Sông Kidogawa là nơi giới hạn phía Nam của khu nuôi trồng chính sản phẩm trứng cá hồi của Nhật. Cá hồi ở sông Kidogawa so với các khu vực khác thì thời gian bơi đến đây dài hơn nên có thêm nhiều thời gian để tích tụ dinh dưỡng vào trứng. Vì vậy trứng cá hồi cũng ngon hơn” (ông Suzuki cho biết).
Picture courtesy of Chợ Yoake
Trứng cá hồi ở sông Kidogawa có đặc trưng là nhiều dinh dưỡng, mỗi quả trứng đều rất to. Tuy vậy, cho đến nay có nhiều người không để ý đến giá trị của trứng cá hồi này, trứng cá hồi được vận chuyển đến các cửa hàng ăn uống bên ngoài tỉnh với giá thành khá rẻ.
Vì vậy, người ta đã phát triển sản phẩm để chuyển được giá trị của trứng cá hồi sông Kidogawa đến khách hàng. Đó chính là “SUZUKO” đã được hoàn thiện trong năm 2020.
Trứng cá hồi chất lượng cao được lựa chọn bởi các ngư dân, được đầu bếp 3 sao của Kyoto tẩm gia vị và sản phẩm hoá loại trứng cá này. Thiết kế tròn màu đỏ thể hiện trứng cá hồi nhìn cũng giống mặt trời mọc lúc bình minh.
Khi viên trứng to tròn vỡ trong miệng, cảm giác như kem mềm mịn, tan chảy trong miệng. Viên trứng sáng lấp lánh như ngọc, chỉ nhìn thôi cũng thấy muốn ăn.
SUZUKO hiện nay chỉ được cung cấp làm món quà cảm ơn khi mua hàng bằng thuế đóng góp cho quê hương (furusato nozei). Trong thời gian tới, thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng hơn, dễ dàng chuyển đến tay nhiều khách hàng hơn.
Thắp ánh sáng ở “nơi nguy hiểm”, chiếu sáng khu phố
Ông Suzuki cho biết “khu vực này trước khi xảy ra thảm hoạ động đất là nơi rất buồn tẻ”. Những quán rượu đã đóng cửa bị bỏ không, khi ông Suzuki còn bé vẫn thường được cảnh báo rằng đây là “nơi nguy hiểm, cần tránh xa”.
Khi tìm kiếm địa điểm “xây dựng lại khu phố ẩm thực có thể thu hút được nhiều người” sau khi xảy ra thảm hoạ, thật ngẫu nhiên ông lại bị lạc vào địa điểm này. Ông đã nghĩ rằng “nếu có thể khôi phục địa điểm này thành khu phố ẩm thực thì sẽ rất thú vị”, và thế là chợ Yoake đã ra đời.
Lúc mở cửa, khu phố này chỉ có 2 cửa hiệu kinh doanh nhưng dần thu hút được nhiều người đồng cảm với kế hoạch khôi phục con phố này. Ông Suzuki cho biết “quả thật từng bóng đèn đã thắp sáng cho nơi tăm tối này”.
“Thời gian đầu khi vừa khai trương, nhiều người đã nói rằng “chúng tôi muốn biến đổi nơi đây sau 10 năm nữa thành nơi lôi cuốn hơn cả trước khi xảy ra thảm hoạ này” tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm. Vì vậy trong thời gian tới chúng tôi cần cố gắng hơn nữa để phát triển không chỉ khu chợ Yoake mà còn cả khu vực Hamadori”.
Mang hương vị của khu vực đến cả nước. Các món ăn địa phương của thị trấn Namie
Chắc hẳn có rất nhiều người thích “hương vị quê hương” đã quen thuộc từ khi còn bé.
Hương vị quê hương của thị trấn Namie là món “Namie Yakisoba”. Món ăn này có đặc trưng là sợi mì rất to, gấp 3 lần sợi mì thông thường.
Nguyên liệu của món ăn này chỉ có 3 thứ là “mì, giá đỗ, thịt ba chỉ”. Món ăn được thưởng thức cùng nước sốt đậm đà sử dụng rất nhiều hương liệu làm gia vị. Đây là món ăn đặc biệt giữ được sự cân đối tuyệt vời bởi nước sốt phong phú và giá đỗ giòn.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Suzuki Akiyoshi, đại diện của cửa hiệu “Asahiya” sở hữu nhà máy Namie Yakisoba đã được chứng nhận duy nhất.
“Namie Yakisoba thường được phục vụ trong bữa ăn tại các trường tiểu học và trung học, vì vậy đây là hương vị gợi nhớ đối với những người đã lớn lên tại thị trấn Namie”.
Ông Suzuki cũng sinh ra tại thị trấn Namie. Ông đã nói rằng, khi quay trở về quê nhà và thưởng thức món ăn này, ông cảm thấy “đã trở về nhà”.
Với người lớn cũng có cách thưởng thức món ăn khác. Đó chính là “rắc thêm ớt bột, làm món nhắm cùng với bia”.
Nước sốt đậm đà được thêm vị cay, tạo nên hương vị nổi bật hơn. Món ăn rất thích hợp với rượu thanh nhẹ.
Người yêu thích Namie Yakisoba ở khắp Nhật Bản. Hội người yêu thích cũng được thành lập, hội đã tổ chức sự kiện “Namie Yakisoba Kai” trực tuyến vào tháng 10/2020. Hương vị chỉ ăn 1 lần là nghiện sẽ thu hút hơn nữa trong thời gian tới!
Thưởng thức hương vị quê hương tại “Michinoeki Namie” - Biểu tượng của sự khôi phục!
Namie Yakisoba được bán ở các siêu thị, cửa hàng quà tặng ở tỉnh Fukushima, nếu các bạn muốn thưởng thức ngay tại đây thì có thể đến khu ẩm thực “Michinoeki Namie”.
Trong khu ẩm thực có 1 số cửa hiệu. Các bạn hãy thử cả “Fukushima Fruits Lab” phục vụ các loại đồ uống, sinh tố, kem trái cây sử dụng các loại trái cây của Fukushima.
“Namie Onion Smoothie” có giới hạn theo thời gian (giá cả thuế 500 Yên) và “Namie no Sora” (giá cả thuế 750 Yên) là 2 loại các bạn nên thử. Trong loại sinh tố này ngoài hoa quả ra còn có cả hành tây. Khi uống, các bạn có thể cảm nhận rõ ràng mùi hương của hành tây qua mũi. Các bạn cũng có thể cảm nhận được hành tây giòn khi ăn, rất đặc thù.
Sinh tố cả nhìn bên ngoài và hương vị đều rất thanh mát. Có rất nhiều loại trái cây như táo, dâu, kiwi, cam, blueberry. Kem được làm từ sữa chua vì vậy cảm giác rất thanh nhẹ, sảng khoái.
“Michinoeki Namie” mở cửa vào tháng 8/2020, được xem là nơi chuyển tải thông tin du lịch của địa phương và tình hình chấn hưng khu vực thiệt hại sau thảm hoạ động đất.
Ở đây có các cửa hiệu có thể mua được đặc sản của địa phương, cũng là nơi đóng vai trò như biểu tượng của sự chấn hưng khu vực nhằm mang sự náo nhiệt trở lại thị trấn gần như bị tàn phá hoàn toàn bởi thảm hoạ động đất.
Tại đây cũng có tiệm bánh “Honoka” có cả bánh mì Namie yakisoba. Vị ngọt của bánh mì rất hợp với nước sốt đậm béo. Các bạn cũng có thể xin thêm ớt bột và thưởng thức thêm một hương vị khác nữa.
Có 2 loại kích cỡ là cỡ to 300 Yên, cỡ nhỏ 180 Yên.
Cá tươi ngon, giá rẻ. “Hamanoeki Matsukawaura”
“Cá cần nhất là sự tươi ngon. Cá ở đây được đánh bắt ở cảng cá chỉ cách đó 100m vì vậy người bán hàng có thể xử lý ngay được cá vừa đánh bắt lên”.
Trò chuyện cùng chúng tôi là ông quản lý của “Hamanoeki Matsukawaura” có tên Tokoyoda Takashi. Ông sinh ra tại tỉnh Chiba nhưng khi trận động đất xảy ra ở khu vực miền Đông Nhật Bản, ông đã chuyển đến Fukushima vào năm 2015.
Địa điểm này trước khi xảy ra thảm hoạ động đất là nhà cộng đồng được sử dụng bởi người dân địa phương. Gần đó cũng có cửa hàng bán thuỷ sản vừa được đánh bắt lên từ cảng biển.
Tuy nhiên tất cả đã bị phá huỷ bởi sóng thần. Sau 5 năm khu vực này được xây dựng lại, người dân địa phương đã cùng nhau “xây dựng lần nữa biến nơi đây thành địa điểm có thể thu hút người dân”, vì vậy Hamanoeki Matsukawaura đã được xây dựng lên.
“Nếu người dân địa phương thưởng thức món ăn của địa phương thật ngon miệng thì những người khác nhìn thấy vậy chắc chắn sẽ “muốn thưởng thức””.
Ông Tokoyoda tin như vậy, và nỗ lực để trước tiên những người dân địa phương có thể mua được cá tươi ngon. Kể từ khi mở cửa vào tháng 10/2020 chỉ sau 3 tháng, có nhiều người ở cách 100km đã đến tận đây để mua.
Thưởng thức món ăn tươi ngon tại “Quasetto”!
Cá được đánh bắt ở cảng cá gần đấy có thể thưởng thức tại khu ẩm thực “Quasetto” bên trong khu này.
Cơm cá gồm có cá bơn và cá rô đại dương
Gợi ý của ông quản lý ở đây là món cơm cá (giá cả thuế 900 Yên). 2 loại cá sẽ thay đổi theo ngày. Đặc trưng của món cơm cá này là có 3 cách để thưởng thức. Đầu tiên là chúng ta sẽ thưởng thức cùng nước tương shoyu có mù tạt xanh.
Tiếp đó là rưới “nước sốt của món tsukedon” và vừng (mè) rang. Các bạn có thể thưởng thức được từ vị shoyu thanh nhẹ chuyển sang vị nước sốt ngọt, độ ngon đậm đà.
Cuối cùng, các bạn hãy chọn 1 trong 3 loại nước dùng được để sẵn bên cạnh cửa sổ trong cửa hàng để ăn cùng theo kiểu ochazuke. Vị nước dùng rất thanh nhẹ, trong nháy mắt các bạn sẽ thưởng thức hết.
Nước dùng miso cũng được chuẩn bị phía trước quầy phục vụ món ăn. Các bạn cũng có thể chọn loại này.
Ở đây cũng có suất “cơm cá bơn 3 món theo mùa” gồm có sashimi, kho và tẩm bột (giá cả thuế 1,800 Yên). Một ngày chỉ có 5 suất vì vậy nếu các bạn muốn thưởng thức thì hãy đến sớm nhé!
Nơi gắn kết giữa người sản xuất và khách hàng
Ông Toyokoda cho biết “trước khi thảm hoạ động đất xảy ra, những ngư dân ở Soma đã không có cách nào để biết những loại cá mình đánh bắt sẽ được ai thưởng thức”.
Tuy nhiên, sau khi trận động đất xảy ra thì đã có quy chế riêng trong nghề đánh bắt cá, họ cũng có thêm thời gian để xem xét các cách bán loại cá mà mình đã đánh bắt. Ông cũng nói rằng, chúng tôi vẫn tiếp tục các hoạt động để mang cá của Soma đến tay người tiêu dùng đồng thời cũng bắt đầu nhận ra được động lực khi “có thể biết được những người đang thưởng thức món ăn của chúng tôi”.
Ông Toyokoda nói rằng “trong tương lai, chúng tôi muốn biến nơi đây thành nơi gắn kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng”. Khách hàng sẽ thưởng thức món cá do ngư dân đánh bắt. Khi gặp mặt nhau trực tiếp, chắc hẳn họ có thể tìm thấy giá trị lên trên cả độ ngon.
Bước tiếp theo để chấn hưng
Trải qua quá trình mất mát quá nhiều thứ, Fukushima hiện nay vẫn đang trong công cuộc chấn hưng nhất. Ở đây các bạn có thể nhận ra sự lôi cuốn của khu vực này, bằng chính sự lôi cuốn đó để phát triển Fukushima và hình ảnh những con người đang nỗ lực hết mình.
Mục tiêu của việc chấn hưng không phải là “giống như ban đầu”. Họ vẫn đang tiếp tục nỗ lực, thử thách để tạo nên “Fukushima hấp dẫn hơn cả trước khi có thảm hoạ động đất xảy ra”.
Bài viết liên quan
Photos by TeiChayangkul
In cooperation with Chợ Yoake, Michinoeki Namie, Hamanoeki Matsukawaura
Sponsored by Bộ kinh tế công nghiệp
MATCHAの企業・自治体広告に関するプロモーションアカウントです。読者のみなさまに有益な情報を、楽しくお届けします。