Start planning your trip
Vùng đất quê hương của các Sumo thời Edo?! Đền thần tiêu biểu của Shitamachi "TOMIOKA HACHIMANGU"
Đền Hachimangu là nơi thờ vị thần của tầng lớp võ sĩ và người ta nói rằng trên khắp nước Nhật có khoảng 44000 ngôi đền như vậy. Ngay tại Tokyo cũng có tới 40 đền Hachimangu trong đó đền Tomioka Hachimangu là ngôi đền có quy mô rộng lớn đáng tự hào nhất.
Ở Nhật Bản có một ngôi đền đặt tên là "Hachimangu". Đây là đền thờ vị thần Yahatanokami - một vị thần chiến đấu và cũng để thể hiện sự tôn kính sâu sắc của các samurai nên những ngôi đền như thế này đã được xây dựng nên trên toàn nước Nhật.
Đền "Tomioka hachimangu" ở quận Koto, Tokyo cũng là một trong số những ngôi đền Hachimangu. Là một ngôi đền có lịch sử được xây dựng vào năm 1624, với diện tích hơn 200.000m2, và cũng là đền Hachimangu lớn nhất ở thời kỳ Edo. Cho đến bây giờ trong khuôn viên đền vẫn còn 1 số địa điểm vẫn còn cảm nhận được ở đâu đó nét văn hóa Edo và văn hóa phố phường nơi đây. Lần này tôi xin giới thiệu về "Tomioka hachimangu" và những nơi nên ghé thăm trong ngôi đền đó.
Cổng đền là nơi có thể cảm nhận được lịch sử
Lối vào Tomioka hachimangu đối diện với đường lớn "Eidai Doori" kéo dài đến tận phía đông tây. Vào cuối tuần có khá nhiều các quầy hàng bày bán ở hai phía lối vào.
Bước vào cổng đền ngay lập tức bạn sẽ nhìn thấy tượng "Inou Tadataka". Ông là người đo đạc ở Thời kỳ Edo và cũng là người Nhật đầu tiên đi bộ trên toàn nước Nhật để đo vẽ và hoàn thành bản đồ Nhật Bản.
Bản đồ lúc đó có độ chính xác gần như không khác gì mấy so với bản đồ bây giờ nên thế hệ sau này rất ngạc nhiên về trình độ kỹ thuật thời đó.
Ở bên cạnh có nhà lưu giữ để lưu giữ kiệu rước Omikoshi, bên trong có bày hai kiệu. Đây là kiệu rước sử dụng ở "lễ hội FUSAKAWA HACHIMAN" được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 hàng năm nên kiệu được trang trí bằng vàng, kim cương. Bình thường kiệu Omikoshi được cất giữ bên trong nên các bạn có thể nhìn ngắm nó từ ngoài vào qua lớp cửa kính.
Chính điện ấn tượng với các cột trụ màu son
Bước lên bậc thang từ lối dẫn vào ta sẽ nhìn thấy ngôi đền sơn màu đỏ. Đó chính là HAIDEN (đền trước) và HONDEN (đền trong) của Tomioka Hachimangu. Về cơ bản, cách cầu nguyện trong đền là giống nhau, bạn hãy cúi đầu làm lễ hai lần, vỗ tay hai lần, và cuối cùng cúi đầu hành lễ thêm một lần nữa.
Miếu nhỏ nối liền giữa vườn Nhật và cổng đền
Phía đông của Honden có khu vườn Nhật đẹp tuyệt vời với cây cầu sơn đỏ bắc qua hồ nước xanh trong Benten.
Có mười bảy "miếu nhỏ Massha"gắn với Chính điện nằm trong khu này. Các miếu này thờ các vị thần theo đạo Shinto như thần may vá, thần thủ công mỹ nghệ, thần nông nghiệp, thần buôn bán thương mại,.
Phía trước miếu nhỏ cũng có lối đi vào với 15 cổng đền dựng nối tiếp nhau.
Mảnh đất nơi khởi nguồn của các võ sĩ Sumo thời Edo
Các "trận đấu vật Sumo (※1)" diễn ra ở đền Tomioka Hachimangu đã được xem như là nguồn gốc của Sumo thời Edo.
※1: Là những trận đấu vật Sumo với mục đích thu tiền từ khán giả. Ban đầu mục đích là gom tiền để tu sửa lại đền miếu.
Có một thời gian Sumo bị cầm với lý do là "làm đảo lộn kỷ luật nguyên tắc" nhưng đến năm 1684 chính quyền mạc phủ Edo đã cấp phép cho việc tổ chức đấu vật Sumo ở đền Tomioka Hachimangu. Từ đó đến nay cứ vào dịp mùa xuân và mùa thu lại tổ chức các trận thi đấu trong đền.
Ngoài ra, nơi đây còn có bia đá kỷ niệm khắc tên của các Yokuzuna - người giành được vị trí cao nhất trong các cuộc thi Sumo theo từng năm được tổ chức trong đền.
Và cho đến bây giờ, vào dịp có Yokozuna mới thì người ta vẫn tổ chức lễ tôn vinh tại Tomioka Hachimangu.
Ở lồi vào HONDEN cũng có bia kỷ niệm "OOZEKI" ghi tên những người ở vị trí thứ hai.
Ở khu vực phía đông của đền, có địa danh gọi là "KIBA". Với ý nghĩa "không gian của gỗ", nên có rất nhiều nguyên liệu gỗ làm nhà thời Edo được đặt ở đây. Chúng ta có thể tìm đọc lại được những ký ức của vùng đất này từ những bia đá có khắc cách thức vận chuyển gỗ của thời kỳ đó.
Ở lối vào phía tây có chỗ rửa tay trông rất khác lạ. Ở đền thì chắc chắn phải có vì đây là nơi để rửa sạch tay và súc miệng. Chỗ gọi là nơi rửa tay ở đền Tomioka Hachimangu chính là tảng đá to được vận chuyển từ tỉnh Aichi ở vùng Shikoku đến.
Thông tin liên quan đến nơi rửa tay và súc miệng trước khi vào đền cũng như cách lễ bái ở đền thần, mời các bạn hãy tham khảo thêm ở bài viết Cách lễ bái ở các đền thần.
Phần kết
Bạn cảm thấy thế nào về không gian của đền Tomioka Hachimangu và những địa điểm mang tính lịch sử của thời kỳ Edo? Từ xa xưa đây là nơi mà người dân địa phương thường xuyên lui tới và cho đến ngày nay thì nơi đây càng trở nên nhộn nhịp khi hàng năm đón tiếp rất nhiều du khách tới tham quan.
Khi bạn đã đến khu phố trung tâm hãy thử rảo bước ghé qua đền Tomioka Hachimangu nhé.
Du khách nào muốn biết thêm về "Fusakawa Fudoson" ở ngay gần Tomioka Hachimangu, hãy đọc thêm bài viết "Thư giãn đầu óc và tâm hồn bằng việc trải nghiệm kinh phật ở Fusakawa Fudoto".
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết giới thiệu về các địa điểm thăm quan có thể đi bộ như 【SHITAMACHI】 Trải nghiệm không gian tại khu vườn Kiyosumi - một trong những khu vườn nổi tiếng thế giới ở Tokyo" hay "【SHITAMACHI】"Trung tâm tư liệu Fusakawa Edo" - một nơi mà bạn không muốn rời đi nếu muốn tìm hiểu về Edo".
新潟生まれ。事業会社でのマーケティングを経験後、2011年からシンガポールへ移住し、出版社や制作会社で編集に従事。2015年に日本へ帰国しMATCHAのライターに。国内外を旅行する中で見つけた新しい発見を、多くの人とシェアしていきたいです。