Start planning your trip
Từ điển từ ngữ Nhật Bản ”Onigiri, Omusubi”
"Onigiri, Omusubi" là món ăn mà người Nhật ai cũng đã từng ăn, là món ăn nắm chặt cơm thành nắm. Lịch sử món ăn này có từ xa xưa, miếng cơm nếp nắm chặt được cho là nguyên mẫu của onigiri được phát hiện từ di tích vào thế kỷ thứ 1 công nguyên. Là món ă
"Onigiri, Omusubi" là món ăn mà người Nhật ai cũng đã từng ăn, là món ăn nắm chặt cơm thành nắm. Lịch sử món ăn này có từ xa xưa, miếng cơm nếp nắm chặt được cho là nguyên mẫu của onigiri được phát hiện từ di tích vào thế kỷ thứ 1 công nguyên.
Là món ăn được xem là thức ăn mang theo của các binh sỹ, hay du khách. Ngày nay đây cũng là món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của người Nhật khi vội hay được xem là bữa ăn nhẹ khi đói 1 chút, hoặc trong các hoạt động thể thao, leo núi,...
Điểm khác nhau giữa Onigiri và Omusubi
Photo by Pixta
"Onigiri" và "Omusubi" đều là nắm bằng tay cơm đã nấu chín, bên trong đó có các loại nhân. Tùy từng khu vực, từng cửa hàng, từng gia đình mà có nhiều cách gọi khác nhau nhưng không phải cách nào cũng đúng. Không có điểm khác nhau lớn lắm, nhưng lý do cách gọi khác nhau có nhiều giải thích.
Tôi xin giới thiệu 1 giải thích trong số rất nhiều giải thích đó. Trước hết là cách giải thích gắn với vị thần sáng tạo xuất hiện trong thần thoại Nhật Bản "Takami Musubi" và "Kami Musubi". Người Nhật cổ đại đã thần thánh hóa các ngọn núi, người ta cho rằng ăn "omusubi" nắm cơm thành hình ngọn núi để có sức mạnh như các vị thần.
Ngoài ra, có giải thích cho rằng trong thời kỳ Heian, những người có địa vị cao được gọi là "Omusubi", dân thường được gọi là "Onigiri", hoặc cũng có giải thích cho rằng "Onigiri" nghĩa là "cắt ác quỷ (xóa đi những điều xấu, vận xấu)" còn "Omusubi" là "Kết duyên (xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người",...
Cách làm và hình dáng
Photo by Pixta
Về cơ bản cách làm "Onigiri, Omusubi" khá đơn giản. Cơm nấu chín trong lúc đang còn nóng thì sẽ được nắm bằng 2 tay, theo các hình dáng yêu thích, bên trong chỉ cần cho thêm nhân. Mỗi khi làm cần làm ẩm tay một chút, lòng bàn tay cho thêm 1 chút muối rồi mới nắm cơm nắm tiếp theo. Thông thường hình dáng cơm nắm có hình tam giác hoặc hình tròn, hay thuôn dài.
Gần đây có cả onigiri có hình ngôi sao hay hình trái tim. Những năm gần đây cũng phổ biến loại cơm nắm mới có tên "Onigirazu", là loại cơm không cần nắm, chỉ cần cuộn cơm, nhân bằng rong biển là hoàn thành.
Nhiều loại vị khác nhau
Photo by Pixta
Onigiri, Omusubi có nhiều loại khác nhau tùy sự kết hợp. Tôi sẽ giải thích theo phần bên ngoài Onigiri, Omusubi và nhân bên trong.
Trước tiên là bên ngoài. Thông thường bên ngoài được cuốn bằng rong biển, nhưng cũng có thể cuốn bằng trứng tráng mỏng, hoặc thường thấy các loại cơm nắm có furikake, tororo konbu hay vừng,...phủ bên ngoài.
Tiếp theo, phần nhân bên trong từ xa xưa thông thường có quả mơ, okaka, konbu,...Những loại nhân được yêu thích trở nên phổ biến mười mấy năm gần đây là sake, tarako, meitaiko, tsuna mayonaise có tsuna trộn với mayonaise hay ebimayo có tôm trộn với mayonaise,...
Ngoài ra còn có nhiều loại khác nữa với ý tưởng và công phu như "Temmusu Onigiri" với phần topping là tempura, hay "Nikumaki Onigiri" bên ngoài được cuốn bằng thịt,...là những biến tấu xuất hiện gần đây.
Khi đi du lịch Nhật Bản hãy cùng ăn tại đây
Trích từ Cách bóc onigiri 1.2.3 tại các cửa hàng tiện lợi
Mức giá của Onigiri, Omusubi có khác nhau ít nhiều tùy theo cửa hàng và nhân bên trong, nhưng thường vào khoảng 100 Yên đến 200 Yên 1 cái. Ở các cửa hàng tiện lợi trên cả nước, các Kiot, các cửa hàng bán bento, các quán rượu,...đều có bán.
Có cả những cửa hàng chuyên môn. "Omusubi Gonbei" là cửa hàng chuyên môn onigiri triển khai nhiều cửa hàng chủ yếu ở khu vực quanh thủ đô. Cửa hàng lâu năm "Onigiri Asakusa Yadoroku" được cho là cửa hàng chuyên về onigiri lâu đời nhất ở Tokyo, các bạn cũng sẽ học hỏi được rất nhiều khi họ nắm cơm cho các bạn ngay trước mắt.
Các bạn hãy thử onigiri, omusubi, hương vị được làm bằng tay thân quen của người Nhật từ khi còn ấu thơ nhé.
MATCHA編集部のアカウントです。 訪日旅行者の知りたい日本の役立つ情報や、まだまだ知られていない隠れた日本の魅力を発信します。